Skip to main content

Chào mừng bạn đến với Hệ thống hỗ trợ công bố thông tin công khai

HỆ THỐNG HỖ TRỢ CÔNG BỐ THÔNG TIN CÔNG KHAI
CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG

Kế hoạch Tổ chức “Tháng hành động vì sự nghiệp giáo dục” năm 2014

09/07/2014

góp phần làm chuyển biến đáng kể công tác huy động học sinh đến trường, hạn chế tình trạng bỏ học, cũng như nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa, tác dụng của công tác giáo dục, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động GDĐT trên địa bàn tỉnh.

Nhằm phát huy những kết quả đã đạt được, tiếp tục phấn đấu nâng dần tỷ lệ học sinh các cấp đi học so với dân số độ tuổi, từng bước đạt được mục tiêu phổ cập giáo dục bền vững, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai “Tháng hành động vì sự nghiệp giáo dục” năm 2014, với những yêu cầu và nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Hoạt động của “Tháng hành động vì sự nghiệp giáo dục” năm 2014 nhằm:

‒    Tiếp tục tăng cường trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và các lực lượng xã hội cùng tham gia vận động trẻ trong độ tuổi đến trường, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng, nâng dần tỷ lệ dân số trong độ tuổi đi học, hiệu quả đào tạo và tạo mọi điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

‒    Từng bước nâng cao ý thức học tập trong nhân dân, hướng đến mục tiêu xây dựng An Giang trở thành một xã hội học tập; đề cao tinh thần hiếu học, nêu gương về vượt khó học tốt.

‒    Huy động mọi nguồn lực xã hội cùng chăm lo, hỗ trợ vật chất, tinh thần, tạo điều kiện cho mọi học sinh có nhu cầu học tập đều có cơ hội để được đến trường, đặc biệt là đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

II. THỜI GIAN THỰC HIỆN

“Tháng hành động vì sự nghiệp giáo dục” năm 2014 bắt đầu từ ngày 01/8/2014 đến ngày 01/9/2014. Trong đó cao điểm là thời gian chuẩn bị tựu trường: từ ngày 06 đến 16/8/2014.

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tăng cường công tác tuyên truyền chiều rộng lẫn chiều sâu, góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân về công tác giáo dục

a) Đài Phát thanh và Truyền hình An Giang, Báo An Giang, các Đài Truyền thanh địa phương:

Tăng cường thời lượng phát sóng, số lượng trang tin, đổi mới hình thức đưa tin tuyên truyền về công tác giáo dục, duy trì và nâng chất lượng chuyên mục về GDĐT với các chủ đề:

‒    Phản ánh các hoạt động chuẩn bị khai giảng năm học mới 2014-2015, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất (CSVC), chỉnh trang trường lớp;

‒    Nêu gương các điển hình tiên tiến trong phong trào học tập, phong trào xã hội hóa giáo dục; phong trào xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học;

‒    Tuyên truyền những thành tựu của phong trào giáo dục địa phương, biểu dương những tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp để phát triển sự nghiệp giáo dục; đồng thời phê phán những yếu kém, hạn chế trong hoạt động giáo dục (tỷ lệ học sinh bỏ học cao, các biểu hiện bệnh thành tích, chạy theo hình thức, các trường hợp cản trở quyền học tập của trẻ em…).

b) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông:

‒    Tiếp tục tổ chức các hoạt động thông tin cổ động với những nội dung, hình thức phong phú, phù hợp; vận động nhân dân đưa con em trong độ tuổi đến trường; tuyên dương, cổ vũ những tấm gương tiêu biểu, những việc làm tốt hoặc phê phán những tập thể, cá nhân chưa tốt trong phong trào giáo dục tại địa phương;

‒    Tổ chức các cụm panô, băng rôn tuyên truyền các chủ đề về giáo dục, đặt tại những nơi công cộng có đông người qua lại.
c) Sở Giáo dục và Đào tạo:

‒     Phối hợp với UBND các địa phương tổ chức tuyên truyền sâu rộng cho tuần lễ tựu trường và ngày khai giảng, thông qua các hình thức như dán áp phích, tài liệu bướm, tổ chức xe hoa, tuần hành… để tạo ấn tượng tốt về ngày khai giảng, nhắc nhở các gia đình chuẩn bị mọi mặt cho con em đi học;

‒    Kết hợp với Hội Khuyến học, Hội Cựu giáo chức tuyên truyền nhằm làm chuyển biến nhận thức của cha mẹ học sinh bằng các hình thức: họp mặt học sinh giỏi, họp mặt gia đình, dòng họ hiếu học…;

‒    Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục trong tỉnh tiến hành duy tu, sửa chữa CSVC, chỉnh trang trường lớp, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp; phối hợp với cơ quan y tế địa phương triển khai tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo các điều kiện an toàn về sức khỏe cho trẻ trước khi khai giảng năm học mới;

‒    Có giải pháp chủ động phòng chống có hiệu quả những tác động của lũ, bão có thể ảnh hưởng đến hoạt động chung của ngành, kết hợp với địa phương triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn tính mạng cho học sinh trong mùa lũ, nhất là đối với các huyện đầu nguồn.

d) Các cơ quan, ban ngành, đoàn thể các cấp (tỉnh, huyện, xã):

‒    Tùy theo chức năng, nhiệm vụ, chủ động phối hợp chặt chẽ với ngành GDĐT triển khai những công việc cụ thể, thiết thực nhằm thực hiện có hiệu quả “Tháng hành động vì sự nghiệp giáo dục” năm 2014 tại địa phương, đơn vị;

‒    Trong thời gian diễn ra “Tháng hành động vì sự nghiệp giáo dục”, các đơn vị thực hiện treo băng rôn với khẩu hiệu 

“TÍCH CỰC HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC” NĂM 2014.


2. Phối hợp thực hiện vận động học sinh đến trường, chống bỏ học

a) Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo:

‒    Tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2014 - 2015 trong tuần đầu tháng 8 năm 2014, tạo điều kiện cho các đơn vị trường học có thời gian tập trung triển khai thực hiện tốt các hoạt động của “Tháng hành động vì sự nghiệp giáo dục”;
‒    Xây dựng chương trình công tác nhằm triển khai Kế hoạch “Tháng hành động vì sự nghiệp giáo dục” năm 2014 trong hệ thống các phòng GDĐT và đơn vị trường học, trong đó cần quy định rõ các công việc cụ thể cần tập trung thực hiện như: chuẩn bị các điều kiện về CSVC; đẩy mạnh tuyên truyền cho “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”; các giải pháp vận động học sinh ra lớp; quy định lịch công tác cụ thể từ ngày tựu trường đến ngày khai giảng; hướng dẫn về thời gian, hình thức và nội dung tổ chức lễ khai giảng năm học mới…

b) Đối với chính quyền địa phương:

‒    Tham mưu cho cấp ủy cùng cấp xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các hoạt động “Tháng hành động vì sự nghiệp giáo dục” và “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường” năm 2014;

‒    Chủ động trong việc vận động cả hệ thống chính trị tham gia huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường; phải nắm chắc từng đối tượng học sinh không đến trường để có phân công trách nhiệm cụ thể và đề ra các phương pháp vận động, hỗ trợ phù hợp; chú ý huy động đối tượng học sinh đã trúng tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông nhưng chưa ra lớp;

‒    Chỉ đạo, phối hợp với các tổ chức đoàn thể, các mạnh thường quân tổ chức họp mặt tuyên dương gia đình hiếu học, dòng học hiếu học, học sinh giỏi; tổ chức cấp phát học bổng, tặng quà, bảo trợ cho học sinh nghèo, cận nghèo…, tạo điều kiện cho các em được đến trường.

c) Hội Khuyến học:

Tổ chức vận động quyên góp tiền, quà để hỗ trợ cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng có ý chí vươn lên trong học tập; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, với ngành GDĐT, với các cơ quan, đoàn thể tổ chức cấp phát học bổng (các loại); phối hợp với ngành giáo dục tổ chức xét và tặng quà “Tiếp bước đến trường” cho học sinh nghèo, cận nghèo, tạo điều kiện để tất cả hoc sinh, đặc biệt là những em có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục đến trường, đồng thời khích lệ các em phấn đấu học tập đạt kết quả cao trong năm học mới.

d) Hội Cựu giáo chức:

Tham gia cùng ngành GDĐT trong một số công việc mang tính chọn lọc, theo nội dung “4 cùng” mà Hội đã ký kết với ngành GDĐT. Tùy theo tình hình và điều kiện cụ thể, tham gia huy động học sinh ra lớp, vận động học sinh bỏ học trở lại trường, bồi dưỡng, hỗ trợ học sinh yếu kém, góp phần cùng ngành GDĐT triển khai có hiệu quả “Tháng hành động vì sự nghiệp giáo dục” năm 2014.

đ) Các ban, ngành, đoàn thể:

Tùy theo chức năng, nhiệm vụ có kế hoạch phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, tích cực tham gia cùng ngành GDĐT trong việc huy động học sinh ra lớp và vận động học sinh bỏ học trở lại trường ngay thời điểm đầu năm học; hỗ trợ vật chất, tinh thần cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có nguy cơ bỏ học.

3. Huy động các nguồn lực chăm lo CSVC trường học, chuẩn bị cho năm học mới

a) Sở Tài chính:

Cân đối kinh phí phân bổ cho ngành GDĐT để nâng cấp, chỉnh trang, tu bổ, sửa chữa CSVC trường học, mua sắm bổ sung các trang thiết bị cần thiết để phục vụ cho hoạt động dạy và học trong năm học mới.

b) Sở Giáo dục và Đào tạo:

Có kế hoạch kiểm tra tình hình chuẩn bị các điều kiện về CSVC phục vụ năm học mới, đồng thời xây dựng phương án giải quyết hoặc tham mưu đề xuất giải quyết kịp thời những trường hợp bức xúc, khó khăn của các cơ sở giáo dục, trước khi khai giảng năm học mới.

c) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

‒    Đầu tư kinh phí, huy động các nguồn lực để hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục trong việc chỉnh trang trường lớp, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các trường trên địa bàn chuẩn bị tốt các điều kiện, sẵn sàng cho năm học mới;

‒    Chỉ đạo các phòng, ban xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động cụ thể, thiết thực theo chức năng, phối hợp chặt chẽ với ngành GDĐT thực hiện tốt các hoạt động của “Tháng hành động vì sự nghiệp giáo dục” năm 2014 trên địa bàn.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

‒    Các sở, ngành căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ đươc phân công, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, phối hợp, hỗ trợ ngành GDĐT triển khai thực hiện có hiệu quả “Tháng hành động vì sự nghiệp giáo dục” năm 2014 trên địa bàn tỉnh;

‒    UBND các địa phương xây dựng kế hoạch và trực tiếp chỉ đạo, tổ chức triển khai các hoạt động “Tháng hành động vì sự nghiệp giáo dục”, nhằm tạo ra sự chuyển biến tích cực trong năm 2014 này;

‒    Giao Sở GDĐT làm thường trực theo dõi việc triển khai thực hiện “Tháng hành động vì sự nghiệp giáo dục” năm 2014. Các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố báo cáo kết quả thực hiện của ngành, địa phương mình về Sở GDĐT để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh trong tháng 9 năm 2014./. 

 

   KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

( Ðã ký )          


Hồ Việt Hiệp